Nhổ răng khôn
Không đau

Răng khôn (Hay còn gọi là răng số 8) là răng hàm lớn thứ 3 và mọc cuối cùng ở mỗi cung hàm. Thông thường, mỗi người có 4 chiếc răng khôn, mọc vào thời gian từ 18 tuổi trở lên, khi các răng vĩnh viễn khác đã ổn định.

Do răng khôn mọc sau cùng mà vòm miệng của con người thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Vì vậy, răng khôn mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn.

Có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không can thiệp kịp thời, khiến phần nướu răng sưng tấy, dễ tích đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu…

Nhổ răng khôn là gì?

Nhổ răng khôn (Tiểu phẫu răng khôn) là thủ thuật nha khoa loại bỏ một hoặc nhiều răng khôn, được thực hiện bởi nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng. Theo đó, răng khôn (còn được gọi là răng số 8 hoặc răng cối lớn thứ ba) là răng mọc ở phía trong cùng của mỗi hàm.

Không phải tất cả răng khôn đều cần phải nhổ. Trước khi quyết định có nên nhổ răng khôn hay không, Bác sĩ sẽ thăm khám kỹ càng và phối hợp với nhiều yếu tố. Trong những trường hợp dưới đây thì nhổ răng khôn là cần thiết:

  • Răng khôn mọc sai vị trí gây đau nhức, sưng tấy, khó cử động cơ hàm.
  • Răng khôn mọc ngầm gây viêm nướu, dẫn đến đau rát nướu và chảy máu răng.
  • Răng khôn bị sâu, hình thành các lỗ hỏng hoặc xuất hiện đốm nâu trên răng, không chỉ gây đau nhức mà còn khiến hơi thở có mùi hôi.
  • Tiểu phẫu răng khôn dự phòng đối với phụ nữ có ý định mang thai, thuỷ thủ chuẩn bị đi xa… nhằm tránh biến chứng trong tương lai.

Trong trường hợp răng khôn mọc sai lệch, có biến chứng viêm nhiễm hoặc sưng đau, nếu không nhổ bỏ sẽ gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, tạo thành các ổ viêm bám sâu vào chân răng, tủy răng, gây hoại tử xương hàm…

Các phương pháp nhổ răng khôn

Phương pháp nhổ thường

Kìm nha khoa là dụng cụ chuyên dùng để nhổ răng. Quy trình nhổ răng khôn hàm trên bằng kìm có thể được nha sĩ thực hiện như sau:

  •     Tiêm thuốc tê vào vị trí răng khôn sẽ nhổ
  •     Đưa mỏ kìm vào trong miệng, mở mỏ kìm ở cung độ vừa phải sau đó hạ kìm xuống vị trí chiếc răng cần nhổ bỏ
  •     Bóp cán kìm để mỏ kìm kẹp chặt vào chiếc răng khôn
  •     Sử dụng lực từ từ và liên tục để làm lung lay răng nhằm mục đích làm đứt dây chằng ở chân răng
  •     Khi xác định dây chăng đã đứt, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng dùng mỏ kìm để rút răng ra

Đây là phương pháp thủ công, ít tốn kém nhất giúp người bệnh tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nhổ bằng kìm có thể gây đau nhức sau nhổ và phương pháp này khó có thể thực hiện với răng khôn hàm trên mọc ngầm hoặc mọc lệch.

Nhổ bằng máy siêu âm Piezotome

Dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, phương pháp nhổ răng khôn hàm trên bằng máy siêu âm Piezotome ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn thực hiện bởi thao tác diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng mà lại vô cùng an toàn.

Phương pháp nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome có thể áp dụng được cho mọi ca từ đơn giản cho đến phức tạp mà không gây đau đớn, khó chịu. Bên cạnh đó, ưu điểm vượt trội khi nhổ răng bằng phương pháp này là vết thương sẽ rất nhanh lành.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Lý do cần nhổ răng khôn là bởi răng khôn thường mọc ở các vị trí không thuận lợi, hoặc khi xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại nằm quá sâu trong hàm. Việc này sẽ khiến khó vệ sinh, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng.

Đã có nhiều trường hợp mọc răng khôn nhưng không nhổ bỏ và không được chữa trị kịp thời nên gây lây lan nhiễm trùng sang các khu vực xung quanh.

  • Răng khôn mọc gây các biến chứng đau, u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến các răng lân cận.
  • Răng khô có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng nên nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương và nướu cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến răng khôn trồi dài tới hàm đối diện, tạo bậc thang giữa các răng, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm thì nên nhổ bỏ.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở song hình dạng bất thường, dị dạng, nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, tương lai sẽ gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh thì nên chỉ định nhổ.
  • Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng, bệnh nhân cần làm chỉnh hình, trồng răng giả.
  • Răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác.

Không phải bất cứ trường hợp răng khôn nào cũng cần phải nhổ, và không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ. Có thể bảo tồn giữ răng khôn ở những trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt với mô xương và nướu, không gây biến chứng. Trường hợp này nếu giữ lại thì bệnh nhân cần dùng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên dụng để làm sạch triệt để.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường…
  • Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh…

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Dù nằm trong cùng xương hàm, có vị trí phức tạp hơn so với các răng khác nhưng nhổ răng khôn chỉ là một thủ thuật nha khoa đơn giản. Quy trình nhổ răng khôn diễn ra nhanh chóng và không gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu thực hiện nhổ răng tại có địa chỉ không uy tín, không đảm bảo vô trùng hay đội ngũ bác sĩ tay nghề kém, có thể để lại nhiều biến chứng như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh…

Nhổ răng khôn có đau không?

Việc nhổ răng khôn có đau không phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm:

  • Tay nghề và kinh nghiệm điều trị thực tế của bác sĩ.
  • Phương pháp điều trị và quy trình tiểu phẫu.
  • Trang thiết bị và ứng dụng máy móc công nghệ hỗ trợ quá trình tiểu phẫu.
  • Thể trạng chịu đựng đau của từng bệnh nhân.

Đồng thời, trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ giúp bệnh nhân giảm bớt cảm giác đau buốt, khó chịu. Khi kết thúc tiểu phẫu, bác sĩ cũng hướng dẫn bạn sử dụng thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn khi hết thuốc tê.

Quy trình tiểu phẫu răng khôn

Bước 1

Thăm khám, chụp phim kiểm tra hiện trạng

Bệnh nhân thực hiện chụp phim để bác sĩ đánh giá tình trạng răng khôn hiện tại và có kế hoạch tiểu phẫu phù hợp.

https://nhakhoaaident.com/wp-content/uploads/2020/01/portfolio_08-768x512.jpg

Bước 2

Xét nghiệm máu, đo huyết áp

Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm máu để loại bỏ các yếu tố rủi ro cho quá trình nhổ răng khôn như tình trạng đông máu, bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc cao huyết áp.

https://nhakhoaaident.com/wp-content/uploads/2020/01/post_06-768x480.jpg

Bước 3

Tiến hành thực hiện nhổ răng khôn

Bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ và tiến hành kỹ thuật nhổ răng

https://nhakhoaaident.com/wp-content/uploads/2020/01/post_09-768x480.jpg

Bước 4

Nghỉ ngơi, theo dõi và hẹn lịch tái khám

Bệnh nhân nghỉ dưỡng và vệ sinh vết thương nhổ răng khôn theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện tái khám đúng hẹn trong 7-10 ngày sau khi mổ.

https://nhakhoaaident.com/wp-content/uploads/2020/01/post_10-768x480.jpg
[bold_timeline_item_button title=”Expand” style=”” shape=”” color=”” size=”inline” url=”#” el_class=”bold_timeline_group_button”]

Một số điều cần lưu ý khi nhổ răng khôn

Sau khi thực hiện nhổ răng khôn, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Trong 30 phút đầu sau khi tiểu phẫu, bạn nên cắn chặt bông gòn để hạn chế chảy máu.
  • Sau khi hết thuốc tê, bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trường hợp tiểu phẫu răng khôn phức tạp, bệnh nhân có thể bị sưng trong 1 – 2 ngày đầu. Nếu sau 5 ngày, tình trạng này không thuyên giảm thì bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ ngay.
  • Nên sử dụng bàn chải mềm kết hợp với nước súc miệng để vệ sinh răng miệng.
  • Nghỉ ngơi phù hợp và không hút thuốc hoặc sử dụng rượu bia để quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng.
  • Ăn những thực phẩm loãng, dễ nuốt như cháo, súp, canh,…
  • Không sử dụng tăm hay vật nhọn chạm vào vết thương vì có thể gây chảy máu hoặc nhiễm trùng.
  • Không sử dụng ống hút, nhổ nước bọt để tránh ảnh hưởng đến quá trình lành thương.

Chi phí tiểu phẫu nhổ răng khôn

Nhiều khách hàng gửi câu hỏi đến Nha khoa công nghệ cao AIDent về việc nhổ răng khôn giá bao nhiêu, có đắt hay không. Trên thực tế, để xác định chi phí nhổ răng khôn, điều này phụ thuộc vào tình trạng răng, chuyên môn của bác sĩ và các yếu tố khác.

Và để biết cụ thể từng trường hợp của mình, Quý anh chị, khách hàng vui lòng liên hệ ngay Hotline: 093.606.8338 để được đặt lịch thăm khám chi tiết, chụp phim miễn phí nhé!

Vì sao nên nhổ răng khôn tại AIDent

Là trung tâm nha khoa chuyên sâu với mỗi chuyên khoa là đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, theo đuổi một chuyên môn lâu dài, nghiêm túc với các nghiên cứu, học hỏi đào sâu kiến thức, AIDent là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng khi có nhu cầu nhổ răng khôn.

Đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Tiểu phẫu tại AIDent được rất nhiều khách hàng yêu thích vì thao tác nhanh chóng, nhẹ nhàng nên giảm sang chấn, hạn chế tối đa sưng đau sau phẫu thuật.

AIDent còn trang bị đầy đủ máy móc thiết bị hỗ trợ cho điều trị và mang lại trải nghiệm tiểu phẫu răng khôn tích cực, nhẹ nhàng cho khách hàng như:

  • Máy chụp phim giúp khảo sát chính xác tình trạng răng.
  • Máy piezotome giúp giảm sang chấn trong khi phẫu thuật.
  • Công nghệ huyết tương giàu tiểu cầu PRP giúp lành thương nhanh, giảm sưng đau.

Tất cả các yếu tố kết hợp mang đến cho khách hàng kết quả điều trị tối ưu cùng cảm giác êm ái, thoải mái.

Tiểu phẫu nhổ răng khôn từ nay không còn là nỗi lo khi thực hiện tại AIDent. Liên hệ ngay nếu các răng đau đang “làm phiền” cuộc sống của bạn!

Công ty CP Nha khoa công nghệ cao AIDent

Với Tầm Nhìn – Sứ Mệnh – Giá trị cốt lõi được đề ra, chúng tôi cam kết mang lại sự khác biệt với những giá trị vô cùng to lớn cho cộng đồng…

Mạng xã hội

Hãy truy cập các kênh mạng xã hội của Nha khoa công nghệ cao AIDent để theo dõi thêm nhiều thông tin mới, cập nhật mỗi ngày.

Copyright 2023 by AIdent.

Copyright 2023 ©AIDent- GPĐKKD số 0110215424 do Chi cục Thuế Quận Ba Đình cấp ngày 26/12/2022