Hiện nay răng sứ đã trở thành một lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ, giúp cải thiện nụ cười và sức khỏe răng miệng cho hàng triệu người. Với khả năng tái tạo vẻ đẹp tự nhiên, răng sứ mang lại cho bạn một hàm răng trắng sáng và hoàn hảo, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày khi giúp cải thiện chức năng nhai và giao tiếp.
Tuy nhiên, giữa rất nhiều các lựa chọn về loại răng sứ, làm thế nào để bạn có thể chọn được loại phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện của mình? Dưới đây hãy cùng Nha khoa công nghệ cao AIDent cùng khám phá tìm hiểu chi tiết về răng sứ và những loại răng sứ được yêu thích nhất hiện nay nhé!
Răng sứ là gì?
Răng sứ, còn được biết đến với tên gọi là mão răng sứ. Đây là phương pháp phục hình răng giả được chế tạo với phần ruột rỗng bên trong có hình dáng, màu sắc và kích thước giống như răng thật.
Về chất liệu răng được làm hoàn toàn từ chất liệu sứ hoặc kết hợp với kim loại để che phủ và khôi phục những răng bị khiếm khuyết hoặc tổn thương, mang lại diện mạo tự nhiên và rạng rỡ cho nụ cười của bạn.
Do vậy bên cạnh khả năng cải thiện ngoại hình tính thẩm mỹ nhờ độ trong và sắc trắng sáng tự nhiên, bọc răng sứ còn đóng vai trò như một lớp bảo vệ, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại cho răng thật.
Ứng dụng của răng sứ trong điều trị nha khoa
Răng sứ là một giải pháp phục hình và thẩm mỹ răng phổ biến, giúp khắc phục nhiều vấn đề nha khoa từ mất răng đến các khuyết điểm thẩm mỹ. Dưới đây là hai ứng dụng chính của răng sứ trong điều trị nha khoa gồm:
Cải thiện thẩm mỹ
- Xử lý tình trạng răng ố vàng: Với độ trắng sáng tự nhiên, răng sứ mang lại nụ cười rạng rỡ và tự tin, che phủ những chiếc răng bị ố vàng do thực phẩm, đồ uống, hoặc hút thuốc.
- Khắc phục răng bị nhiễm tetracycline: Do sử dụng thuốc kháng sinh hoặc do bệnh lý,… Răng sứ cải thiện đáng kể bằng cách bọc răng sứ, giúp khôi phục màu sắc tự nhiên của hàm răng.
- Cải thiện răng mẻ, ngắn hoặc lệch lạc: Răng sứ có thể được thiết kế mới giúp khắc phục những khuyết điểm như răng bị mẻ, ngắn hoặc mọc lệch lạc. Từ đó tạo ra hình dáng đồng đều, hài hòa thẩm mỹ hơn cho hàm răng.
- Tạo sự cân đối thẩm mỹ: Bọc răng sứ giúp điều chỉnh kích thước và hình dạng của răng, đem lại sự cân đối với tổng thể khuôn mặt.
- Khắc phục răng thưa: Lấp đầy các khoảng trống giữa các răng đem lại nụ cười liền mạch và hoàn hảo.
- Điều chỉnh răng hô, móm nhẹ: Đối với những trường hợp răng hô hoặc móm nhẹ, răng sứ có thể được sử dụng để điều chỉnh và cải thiện vẻ ngoài của hàm răng mà không cần mất quá nhiều thời gian hay khó chịu để niềng răng.
Phục hình răng mất
- Phục hình răng sứ trên hàm tháo lắp: Răng sứ tháo lắp là phương pháp cải thiện tình trạng mất nhiều răng, mất răng toàn hàm không cố định. Cấu tạo của phương pháp này gồm 2 phần, nền nhựa và răng sứ, từ đó tạo thành một khối thống nhất, có số lượng răng tương đương răng cần phục hình.
Thông thường răng sứ được ép chặt trên nền nhựa, có thể có móc kim loại kèm theo hoặc không tùy vào vị trí, tình trạng. Khi ăn nhai cần thực hiện gắn hàm lên răng và sau đó tháo ra vệ sinh hàng ngày.
- Phục hình cầu răng sứ: Cầu răng sứ là một cấu trúc gồm các mão răng sứ được gắn kết với nhau, trong đó các mão răng ở hai đầu được cố định trên các răng trụ tự nhiên. Cầu răng sứ có thể sử dụng để thay thế một hoặc nhiều răng mất, giúp khôi phục chức năng nhai và thẩm mỹ cho hàm răng.
- Phục hình cầu sứ trên Implant: Cầu sứ trên implant là một loại phục hình nha khoa sử dụng các trụ implant được cấy ghép vào xương hàm để làm trụ đỡ cho cầu răng sứ. Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp mất từ hai răng trở lên, đặc biệt là khi không còn răng tự nhiên để làm trụ cho cầu răng truyền thống. Cầu sứ trên implant mang lại sự ổn định cao và khả năng phục hồi chức năng nhai tốt nhất cho bệnh nhân.
2 loại sứ phổ biến
Trong lĩnh vực nha khoa, răng sứ được phân loại thành nhiều loại dựa trên vật liệu và công nghệ chế tác. Dưới đây là hai loại sứ phổ biến nhất gồm:
Răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại là loại răng sứ có khung sườn được làm từ kim loại và phủ một lớp sứ bên ngoài. Đây là loại răng sứ có chi phí thấp hơn và vẫn đảm bảo chức năng nhai cũng như độ bền tương đối.
- Răng sứ kim loại thường: Khung sườn được làm từ hợp kim kim loại cơ bản. Đây là loại răng sứ kim loại có giá thành thấp nhất và phù hợp với người có ngân sách hạn chế. Tuy nhiên, răng sứ kim loại thường có thể gây kích ứng nướu và có thể bị oxy hóa, làm lộ màu kim loại đen sau một thời gian sử dụng.
- Răng sứ kim loại Titan: Sử dụng khung sườn bằng hợp kim Titan, loại răng sứ này nhẹ hơn và có độ tương thích sinh học tốt hơn, giảm nguy cơ gây kích ứng nướu. Răng sứ Titan cũng có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, nhưng vẫn có thể bị lộ màu kim loại dưới ánh sáng mạnh.
- Răng sứ kim loại quý: Sử dụng các kim loại quý như vàng, bạch kim hoặc palladium trong phần khung sườn, loại răng sứ này có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt, và độ tương thích sinh học cao. Kim loại quý cũng giúp cải thiện thẩm mỹ do ít bị oxy hóa, nhưng giá thành thường khá cao.
Răng sứ toàn sứ
Răng sứ toàn sứ có khung sườn và lớp phủ đều được làm từ sứ, mang lại thẩm mỹ tốt nhất với màu sắc và độ trong giống như răng thật.
- Răng sứ Katana Nhật: Đây là loại sứ có độ bền cao và thẩm mỹ tốt cùng khả năng chịu lực tốt.
- Răng sứ Venus Đức: Sử dụng công nghệ chế tác tiên tiến mang lại thẩm mỹ tự nhiên. Đồ bền lên đến 20 năm nếu chăm sóc tốt.
- Răng sứ DDbio Đức: Nổi bật với khả năng chịu lực và độ bền cao chế tác từ vật liệu sứ sinh học, tương thích tốt với mô lợi.
- Răng sứ CERAMILL Đức: Được biết đến với công nghệ CAD/CAM tiên tiến, mang lại độ chính xác cao. Chúng có khả năng chống mài mòn tốt và duy trì độ trắng sáng lâu dài.
- Răng sứ HT-SMILE Đức: Là dòng sản phẩm cao cấp với độ thẩm mỹ và độ bền vượt trội. Dòng răng này có độ thấu quang cao, giúp tái tạo màu sắc tự nhiên của răng và không bị đổi màu theo thời gian.
- Răng sứ ORODENT Ý: Hiện là dòng răng sứ cao cấp nhất với công nghệ tiên tiến, đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cao. Hơn nữa chúng có khả năng chịu lực tốt, thích hợp cho cả răng cửa và răng hàm.
Khi lựa chọn răng sứ, bạn cần cân nhắc giữa các yếu tố về thẩm mỹ, chi phí và độ bền để đưa ra quyết định phù hợp nhất. Mỗi loại răng sứ đều có những ưu và nhược điểm riêng, do đó hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ tại AIDent để được tư vấn cụ thể và chính xác.